Khi tìm hiểu về công cụ hỗ trợ gửi email marketing hàng loạt, bạn thường thấy các phần mềm hoặc các tool web thường tích hợp với một server gửi mail như Getresponse, Mailchimp…. Ngoài ra còn có một công cụ phổ biến khác là Amazon SES. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công cụ này nhé.
Amazon SES là gì?
Amazon SES (Amazon simple email service) là một dịch vụ email marketing của amazon giúp bạn gửi và nhận email bằng chính địa chỉ email và tên domain của bạn một cách dễ dàng, tiết kiệm hơn.
Khi sử dụng Amazon SES để nhận thư, bạn có thể phát triển cùng lúc rất nhiều giải pháp phần mềm khác nhau; như: thư trả lời tự động, hệ thống hủy đăng ký email, và các ứng dụng hỗ trợ khách hàng gửi email đến.
Quy trình hoạt động
Các tính năng của Amazon SES
Tùy chọn cấu hình gửi
Amazon SES cung cấp cho người dùng nhiều phương thức để gửi email, bao gồm phương thức Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) và API Amazon SES.
Phương thức SMTP có ưu điểm là sẽ dễ sử dụng, nhưng nếu kết hợp với Amazon API sẽ có tốc độ gửi mail nhanh hơn (không phải kiểm tra DNS), không bị chặn bởi hosting…
Cài đặt giao thức SMTP trên Amazon SES
Tạo Amazon IAM để sử dụng API Amazon SES
Xác minh địa chỉ email
Trước khi có thể gửi email đi bằng Amazon SES, người dùng cần phải đăng ký xác minh sở hữu địa chỉ email và hoặc tên miền. Khi mới tạo tài khoản Amazon SES, hệ thống sẽ tự mặc định cho bạn đang ở chế độ sandbox (bạn chỉ có thể gửi và nhận thư từ các email và email với tên miền đã xác minh). Sau khi đã xem xét cài đặt thành công tài khoản, bạn có thể gửi ticket yêu cầu bỏ giới hạn này để có thể gửi email đến bất cứ email chưa xác thực nào.
Bằng tên miền (domain)
Amazon SES cho phép người dùng thêm nhiều tên miền khác nhau để gửi email để gửi email với với Amazon SES. Với cách này bạn có thể gửi email từ nhiều địa chỉ email cùng tên miền mà không cần xác thực email riêng lẻ.
Ngoài ra, Amazon SES hỗ trợ người dùng xác thực DKIM (DomainKeys Identified Mail) - một dạng chữ ký điện tử cho tên miền.
Ví dụ: Bạn là chủ của website Martool.com khi bạn gửi thử từ địa chỉ email là info@martool.com chẳng hạn thì việc xác thực DKIM sẽ thể hiện rằng email này chính xác được gửi đi từ Martool chữ không phải từ một người giả mạo nào khác.
Sử dụng DKIM sẽ làm tăng tính xác thực của email giúp tỷ lệ thư vào inbox cao hơn giảm tỷ lệ spam và khi bạn gửi thư qua SMTP sẽ không thấy xuất hiện dòng chữ như 'qua amazonses.com' ở trên đầu bức thư nữa vì thư đã được ký điện tử xác thực bằng tên miền của bạn.
Xác thực DKIM trên Amazon SES
Thông báo xác thực DKIM trên Amazon SES
Bằng email
Amazon SES yêu cầu người dùng phải xác nhận một địa chỉ email nếu muốn sử dụng giao thức Amazon SMTP. Bạn có thể thêm nhiều địa chỉ email từ mục này, khi đăng ký email, hệ thống sẽ gửi cho bạn một email xác nhận để yêu cầu bạn xác minh quyền sở hữu với email đó.
Sau khi cài đặt xong email, bạn có thể thử test email xem đã gửi được hay chưa (Lưu ý: nếu tài khoản đang ở trạng thái sandbox thì chỉ có thể gửi email từ và tới những email/tên miền đã xác minh)
Xác minh địa chỉ email trên Amazon SES
Gửi email không giới hạn
Để có thể tăng giới hạn gửi email và gửi mail đến những tài khoản email chưa xác minh cũng như tăng tốc độ gửi mail mỗi ngày,người dùng cần phải gửi ticket yêu cầu Amazon SES để thoát khỏi chế độ Sandbox.
Gửi yêu cầu hỗ trợ thoát khỏi chế độ Sandbox
Trong phần ticket, bạn cần điền đầy đủ thông tin mà hệ thống yêu cầu và cần lưu ý một số điểm sau để tăng khả năng được phê duyệt.
Cần hoàn tất việc xác thực tên miền và địa chỉ email trước khi gửi ticket để chứng minh bạn là khách hàng tiềm năng và có ý định kinh doanh
Chọn yêu cầu tối đa giới hạn trong phần ticket mở khóa để chứng minh bạn có đọc tài liệu
Trong phần miêu tả việc sử dụng và kiểm soát email, mục đích chính của phần này là để kiểm soát xem mục đích của bạn có dùng để spam không. Chính vì thế, bạn cần trình bày răng mình sử dụng chủ yếu để gửi newsletter, email marketing hay transactional email.
Một điều quan trọng, Amazon có vẻ không thích với những Affiliate Marketing cho nên bạn không nên đề cập tới vấn đề này trong mô tả để tránh không được phê duyệt.
Nội dung ticket yêu cầu mở sandbox trên Amazon SES
Bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng 24 giờ sau khi gửi ticket. Sau khi đăng ký thành công, người dùng có thể sử dụng trình giả lập hộp thư trên Amazon SES để kiểm tra hoạt động.
Thống kê về gửi email
Amazon SES cung cấp cho bạn báo cáo về tỷ lệ gửi email một cách chi tiết và chính xác, bạn có thể truy cập vào mục Sending Statistics để kiểm tra. Các chỉ số theo dõi này bao gồm:
Deliveries (số lượng email đã gửi đi): Cho phép bạn quan sát số lượng người đã nhận được email của bạn. Số lượng người đã nhận được khác với số lượng người đã gửi, bạn có thể gửi tới 10.000 người nhưng trên thực tế chỉ có 9.800 người nhận được mail còn 200 người còn lại do một số nguyên nhân nào khác mà họ không nhận được như địa chỉ email bị sai, địa chỉ email không tồn tại hoặc do có trục trặc nào khác trong quá trình chuyển thư nên thư đã không đến được hòm thư người nhận.
Reject: Tỷ lệ email bị từ chối do bộ lọc của Amazon SES, có thể do thư của bạn chứa 1 tệp tin bị tình nghi là 1 virus gây nguy hiểm cho người nhận.
Bounces: Đây là tỷ lệ email bị trả về hay email không gửi được. Có 2 loại Bounces rate
Hard Bounces: Là những email bị trả về do địa chỉ người nhận không tồn tại, với những email này hệ thống sẽ không gửi lại lần nào nữa. Bạn cần chú ý rằng ỷ lệ này chỉ nên ở mức dưới 5% và nếu mức này ở trên 10% thì tài khoản Amazon SES của bạn sẽ bị khóa.
Soft Bounce: Đây là tỷ lệ trả về do người nhận gặp một số vấn đề như mailbox của người nhận bị đầy, quá nhiều liên kết nên bị quá tải tại thời điểm hiện tại. Với những email này, Amazon SES sẽ cố gắng gửi lại một lần nữa. Một điều tốt là hệ thống sẽ không tính tỷ lệ bounces này vào tỷ lệ bounces chung nên điều bạn cần quan tâm là tỷ lệ hard bounces.
Complaint: Tỷ lệ khiếu nại trên Amazon là chỉ số quan trọng cùng với bounces mà bạn nên quan tâm nhất. Khi người dùng ấn vào nút Mark as Spam để cho các email từ bạn bị vào mục Spam thì tính là 1 complaint. Khi tỷ lệ này trên 0,1% thì Amazon sẽ khóa tài khoản của bạn.
Kiểm tra uy tín của tài khoản
Tại mục này, Amazon SES cho phép bạn theo dõi “sức khỏe” cho email của mình như các tỷ lệ về bounces và complaint. Như đã nói ở trên thì nếu Bounces Rate trên 10% hay Complaint Rate trên 0.1% thì tài khoản của bạn sẽ bị khóa.
Kiểm tra uy tín tài khoản trên Amazon SES
Nhận email
Bạn cũng có thể sử dụng Amazon SES để nhận email tuy nhiên để lưu trữ email, bạn sẽ phải lưu trữ trên Amazon S3 và phải chịu phí riêng cho dịch vụ này.
Trình giả lập hộp thư
Tính năng này cho phép bạn thực hiện test tài khoản với những tình huống như email bị reject hay khiếu nại mà không ảnh hưởng tới các chỉ số về uy tín gửi của bạn.
Lợi ích Amazon SES mang lại
Gửi email hiệu quả
Rất nhiều doanh nghiệp hiện đang sử dụng các địa chỉ gửi email miễn phí như Gmail, Yahoo Mail, Hotmail…để gửi đi liên tục email số lượng lớn trong vài ngày. Lý do là vì những tài khoản này là miễn phí, được sử dụng cho mục đích cá nhân, phi thương mại.
Giới hạn tối đa mỗi ngày chỉ cho phép bạn gửi 500 mail. Bạn dùng tài khoản cá nhân để gửi email bán hàng thì việc bị phát hiện và khóa tài khoản là chuyện….đương nhiên. Đây là quy định để đảm bảo công bằng cho người sử dụng (khách hàng email của bạn hướng đến). Với Amazon SES, giới hạn mỗi ngày có thể gửi 1 triệu mail – gấp 2,000 lần so với Gmail.
Mở rộng quy mô một cách an toàn
Các tùy chọn xác thực của Amazon SES, chẳng hạn như Khung chính sách người gửi (Sender Policy Framework – SPF) và Xác thực email bằng khóa tên miền (DomainKeys Identified Mail – DKIM) xác nhận quyền gửi của bạn thay cho miền của bạn.
Ngoài ra AWS còn hỗ trợ Đám mây ảo riêng (VPC) giúp bảo mật hoạt động gửi mail từ ứng dụng bất kỳ. Amazon SES sẵn có trên toàn cầu, đạt đủ điều kiện HIPAA, tuân thủ trong khu vực (C5, IRAP) và có chứng nhận toàn cầu (Fed-Ramp, ISO, GDPR).
Chi phí tiết kiệm
Việc xây dựng một giải pháp gửi email quy mô lớn thường là một thách thức phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp. Cụ thể, bạn phải đối mặt với các thách thức về cơ sở hạ tầng như quản lý máy chủ email, cấu hình mạng, địa chỉ IP và chi phí vận hành hệ thống.
Chưa kể áp lực từ phía giải pháp email bên thứ ba yêu cầu đàm phán hợp đồng và giá cả, cũng như khoản chi phí trả trước hay còn gọi là Upfront không hề nhỏ. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều nhà cung cấp server gửi email khác nhau như Getrespone, Sendgrid, Mailchimp,… nhưng Amazon SES có mức phí gửi email cạnh tranh hơn nhiều.
“Chỉ 1$/10,000 email.”
So với các hệ thống tự xây dựng của doanh nghiệp sẽ là khập khiễng, vì hiệu quả gửi mail không đảm bảo, những server này không hề có điểm tín nhiệm với các nhà cung cấp email như Gmail, Hotmail,… Nên hiển nhiên là những email gửi từ các server doanh nghiệp/cá nhân sẽ đi thẳng vào hòm thư Spam.
Video
Đánh giá trải nghiệm dùng Amazon SES
Amazon SES không chỉ là một phần mềm hỗ trợ tối ưu hóa quá trình gửi email marketing mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.
Hơn nữa, việc đăng ký sử dụng Amazon SES cũng không quá phức tạp mà lại còn tạo ra rất nhiều nền tảng gửi email cũng như cơ hội tiếp cận khách hàng chính xác và hiệu quả hơn.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản Amazon SES
Sau khi biết Amazon SES là gì trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình các bước đăng ký Amazon SES; bao gồm: đăng ký tài khoản AWS, xác minh địa chỉ email, cách gửi email đầu tiên, cách xử lý email không thành công hoặc email khiếu mại và cách đăng xuất khỏi sanbox của Amazon SES.
Lứu ý quy trình này chỉ sử dụng cho các trường hợp sau:
+ Chạy thử nghiệm với Amazon SES.
+ Gửi email thử nghiệm mà không cần dùng đến chương trình nào khác.
+ Đơn giản hóa quá trình thiết lập email (càng ít bước càng tốt).
Nào, chúng ta cùng bắt đầu quy trình ngay thôi!
Bước 1: Đăng ký tài khoản AWS
Trước khi sử dụng Amazon SES, bạn cần đăng ký tài khoản AWS. Tài khoản này sẽ được tự động hóa đăng ký và kết nối với các dịch vụ có sẵn trong AWS, bao gồm Amazon SES
+ Nhấp vào ô Đăng ký đầy đủ phía trên góc bên phải màn hình như hình dưới đây
Hướng dẫn đăng ký tài khoản Amazon SES
+ Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin mà aws yêu cầu rồi nhấp “Tiếp tục” để hoàn thành quá trình đăng ký tài khoản
Đăng kí dịch vụ email marketing của amazon
Bước 2: Xác minh địa chỉ email
Trước khi bạn có thể gửi email với Amazon SES từ địa chỉ email của bạn thông qua Amazon SES; bạn cần cho Amazon SES biết bạn sở hữu địa chỉ email nào bằng cách xác minh nó theo các bước sau:
+ Trong bảng điều khiển, sử dụng bộ chọn vùng để chọn vùng AWS mà bạn muốn xác minh địa chỉ email của mình, như trong hình dưới đây.
Gửi mail xác nhận
+ Bên dưới mục “Quản lý danh tính”, chọn “Địa chỉ email”.
+ Chọn “Xác nhận một Địa chỉ Email mới”.
+ Trong hộp thoại “Xác minh địa chỉ email mới”, nhập địa chỉ email của bạn vào trường “Địa chỉ email”. Sau đó chọn “Xác minh địa chỉ email này”
+ Kiểm tra hộp thư đến từ Amazon cho việc xác nhận email với dòng tiêu đề sau: “Dịch vụ web của Amazon – Yêu cầu xác minh địa chỉ email trong khu vực (Tên miền bạn đã chọn trong bước 2)”.
Bước 3: Gửi email qua Amazon SES đầu tiên
Giờ đây, bạn có thể gửi email một cách đơn giản bằng cách sử dụng bảng điều khiển Amazon SES. Vì là người dùng mới, tài khoản của bạn sẽ bị hoạt động thử nghiệm trong môi trường sandbox. Do đó là bạn chỉ có thể gửi email đến và từ các địa chỉ email mà bạn đã xác minh.
Bước 4: Xử lý email gửi không thành công và email khiếu nại
Xử lý email được gửi không thành công và email khiếu nại là một phần không kém phần quan trọng trong Amazon SES.
Quá trình này chỉ đơn giản là bạn kiểm tra lại xem những ai không có nhu cầu hoặc phàn nàn về việc nhận email; sau đó là xóa họ ra khỏi danh sách gửi email trong những lần tiếp theo.
Bước 5: Đăng xuất khỏi hộp sandbox của Amazon SES
Để có thể gửi email đến các địa chỉ email chưa được xác minh và tăng tốc độ cũng như số lượng email bạn có thể gửi mỗi ngày, tài khoản của bạn cần phải được chuyển ra khỏi hộp sandbox của Amazon SES theo quy trình các bước sau:
+ Trong phần “My support case”, chọn “Create Case”
Hướng dẫn sử dụng Amazon SES
+ Bên dưới mục “Create Case”, chọn hộp thoại “Service limit increase”
Service limit increase
+ Sau đó, bạn lần lượt điền thông tin dựa trên 3 mục phân loại chính: Case Classification, Case Description và Contact Option
Điền thông tin dựa trên 3 mục phân loại chính
+ Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết, bạn nhấp chọn “Submit” để gửi thông báo đăng xuất khỏi hộp sandbox của Amazon SES. Nhóm Hỗ trợ AWS sẽ phản hồi bạn trong vòng 24 giờ.
Các bước tiếp theo
+ Sau khi đã gửi một vài email thử nghiệm cho chính mình, hãy sử dụng trình giả lập hộp thư Amazon SES để kiểm tra thêm. Vì các email đến trình giả lập hộp thư không bao gồm thư gửi không thành công và thư khiếu nại của bạn.
+ Theo dõi hoạt động gửi của bạn; chẳng hạn như số lượng email bạn đã gửi và số đã bị trả lại hoặc nhận được khiếu nại.
+ Xác minh toàn bộ tên miền để cho bạn có thể gửi email từ bất kỳ địa chỉ email nào trong miền của mình mà không cần xác minh địa chỉ riêng lẻ.
+ Tăng khả năng email của bạn sẽ được gửi đến hộp thư đến của người nhận thay vì hộp rác bằng cách xác thực email của bạn.