Nguồn máy tính là bộ phận quan trọng không thể thiếu của máy. Nếu không có bộ nguồn, máy của bạn sẽ không thể khởi động và bạn cũng không thể thực hiện các thao tác nào với máy. Ở bài viết này, DATECH sẽ giới thiệu chi tiết về định nghĩa, tham số kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến nguồn máy. Cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
Định nghĩa các loại nguồn máy tính, nguyên lý hoạt động
Ở phần nội dung này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn máy tính, cơ chế hoạt động và các nguồn điện có trong máy tính.
Khái niệm nguồn máy tính là gì?
Nguồn máy tính hay còn được gọi là Power Supply, thường nằm ở trong thùng máy. Nhiệm vụ chính của nguồn máy tính là có thể cung cấp năng lượng cho các bộ phận trong máy tính như: bo mạch chủ, ổ cứng, RAM,… nhằm giúp máy được khởi động.
Bộ nguồn máy tính
Nguyên lý hoạt động của nguồn máy tính
Nguồn máy tính hoạt động dựa theo nguyên lý chuyển đổi dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế lớn thành dòng điện có mức điện áp nhỏ hơn. Mức điện áp nhỏ này sẽ truyền năng lượng tương thích đến cho các thiết bị, linh kiện để chúng vận hành một cách tốt nhất.
Các loại nguồn điện có trong máy tính
Ở trong nguồn máy tính thì có nhiều đường điện, mỗi loại sẽ tương thích với mỗi linh kiện. Cụ thể:
Đường điện +3.3V: Tương thích với chuẩn ATX, mang nhiệm vụ cung cấp điện cho CPU và bộ nhớ chính.
Đường điện +5V: Cung cấp điện cho mainboard, linh kiện ngoại vi và CPU đời cũ.
Đường điện -5V: Mang điện đến cho các ổ đĩa đệm, mạch capo điện các khe cắm ISA đời cũ.
Đường điện +12V: Cung cấp nguồn điện cho ổ cứng, card mở rộng và CPU.
Đường điện -12V: Vì đường điện có cường độ yếu (chưa tới 1A) nên thường ít được sử dụng. Bởi vì nếu bị lỗi hay sử dụng sai kỹ thuật thì sẽ dễ xảy ra tình trạng bóp băng thông.
Các loại đường điện có trong nguồn máy tính
Các thông số trên PSU mà bạn cần biết
Những thông số cơ bản dưới đây về bộ nguồn máy tính PSU mà bạn cần biết:
Watt
Watt là đơn vị của công suất được ký hiệu là W. Ví dụ trên vỏ ngoài hộp của nguồn máy tính có ghi 550 Watt thì đây chính là chỉ số thể hiện công suất của nguồn máy tính.
Thông số Watt thường được in trên vỏ hộp
Các kết nối đầu ra của nguồn
Các kết nối này còn được gọi là đầu cắm bo mạch chủ. Thông thường, mỗi đầu cắm sẽ có khoảng 20-24 chân.
Đầu cắm nguồn cho CPU
Thường đầu cắm CPU sẽ có loại 4 chân hoặc 8 chân.
Quy ước màu dây mã màu dây
Mỗi màu dây trong bộ nguồn máy tính đều mang ý nghĩa nhất định:
Dây đen: Mức điện áp là 0 đồng.
Dây cam: Mức điện áp +3.3V.
Dây đỏ: Mức điện áp +5V.
Dây vàng: Mức điện áp +12V.
Dây xanh blue: Mức điện áp -12V.
Dây tím: Mức điện áp 5Vsb
Dây xanh lá: Dùng để kiểm tra bộ nguồn có hoạt động hay không.
Dây màu vàng viền trắng, vàng viền đen: Mức điện áp +12V2 hoặc 12V3.
Mỗi màu dây của bộ nguồn mang một ý nghĩa riêng
Các loại nguồn máy tính phổ biến
Hiện nay có đa dạng loại nguồn máy tính với nhiều kích thước khác nhau. Bạn có thể tham khảo các loại bộ nguồn được chúng tôi giới thiệu dưới đây:
Bộ nguồn ATX PS2: Bộ nguồn này được sử dụng khá phổ biến cho các thùng máy tính chơi game hiện nay. Công suất của nguồn từ 250W-1000W.
Nguồn ATX PS3: Được sử dụng phổ biến trong các thùng máy chơi game có kích thước nhỏ, các thùng máy có diện tích eo hẹp. Công suất tối đa: 300W.
Nguồn SFX PSU: Được sử dụng trong các thùng máy nhỏ, bị hạn chế kích thước. Công suất tối đa: 180W.
Bộ nguồn SFX PSU thường xuất hiện trong các thùng máy chơi game loại nhỏ
Nguồn SFX PSU: Loại nguồn này tương tự như SFX PSU nhưng có thêm quạt thông gió ở dưới đáy.
Nguồn ATX PSU: Bộ nguồn thích hợp cho các thùng máy mỏng nhẹ vì nguồn khá dài và nhỏ. Công suất tối đa: 350W.
Nguồn TFX PSU: Bộ nguồn này thường được sử dụng trên các loại máy tính All-in-one do có kích thước siêu mỏng. Công suất tối đa: 250W.
Những lưu ý cần nhớ khi mua nguồn máy tính – PSU
Những điểm lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể sở hữu được một bộ nguồn máy tính chất lượng với độ bền cao:
Bạn cần biết cách tính công suất nguồn tối thiểu:
Công suất nguồn tối thiểu = TDP (CPU) + TDP (GPU) + 200W
Nên ưu tiên chọn thiết bị có công suất càng cao, càng tốt vì nguồn máy tính sẽ hoạt động ổn định.
Nếu laptop của bạn dùng core i3 thì không nhất thiết phải dùng nguồn máy có công suất lớn.
Điện áp ở đầu ra cần ổn định, không bị nhiễu, không gây ra từ trường, điện trường hay bị nhiễu sang các linh kiện xung quanh.
Nguồn máy tính tốt là bộ nguồn không bị tỏa nhiệt, không rung hay gây tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
Nguồn máy tính cần đảm bảo hoạt động ổn định và đúng công suất thiết kế trong một thời gian dài.
Mong rằng, qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về bộ nguồn và chọn được một thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần giải đáp về bộ nguồn máy tính hay các thiết bị mạng, đừng ngần ngại liên hệ với DATECH của hotline để được tư vấn một cách tận tình nhé!
Bình luận về chủ đề post